Top các sàn forex uy tín và tốt nhất thế giới 2021
n” nhưng lại trở thành “mỏ vàng” hấp dẫn nhà đầu tư vì lợi nhuận mà nó mang lại. Và bước đầu tiên nếu muốn “chạm tay” vào forex, chính là tìm ra sàn Forex thực sự uy tín để giao dịch, một điều không dễ dàng gì với trader, đặc biệt là các trader mới vào nghề. Hiểu được điều đó, chúng tôi xin giới thiệu TOP sàn forex nào tốt nhất, để bạn tham khảo nhằm tìm ra broker phù hợp với bản thân nhất.
Một điểm đáng nói chính là nhờ sự phát triển của internet không chỉ giúp đầu tư tài chính nói chung, forex nói riêng mà ngay cả sàn forex liên tục nở rộ, mọc lên như “nấm sau mưa”. Chính vì thế, ngoài việc giới thiệu các sàn forex uy tín dựa trên kinh nghiệm giao dịch từ chính bản thân. Chúng tôi còn đưa ra các tiêu chí chung dùng để đánh giá một sàn giao dịch forex tốt nhất hiện nay, cũng như giúp các bạn trả lời câu hỏi: Tại Việt Nam nên chọn sàn forex nào thông qua bài viết dưới đây, bạn nhé.
Sàn forex là gì?
Sàn Forex là tổ chức đóng vai trò trung gian kết nối giữa những người đầu tư, những tổ chức có nhu cầu lại với nhau hay giữa 1 bên (muốn) mua và 1 bên (muốn) bán, để từ đó tạo ra thanh khoản cho thị trường.
Cũng chính vì giao dịch forex không thực sự dành cho các cá nhân nhỏ lẻ, chủ yếu dành cho những nhà đầu tư có vốn lớn, các quỹ, các ngân hàng, các nhà cung cấp thanh khoản. Nên sàn forex là thành phần không thể thiếu, nhằm kết nối giúp trader tham gia vào thị trường giao dịch tiền tệ này cùng với những cá thể kể trên.
Để nhận lệnh từ trader, sàn sẽ cung cấp các nền tảng giao dịch cho phép mua và bán ngoại tệ, sau khi trader đặt lệnh lệnh sẽ chuyển trực tiếp tới broker. Lúc này, sàn forex có thể sẽ đẩy lệnh đó ra thị trường với sàn dạng ECN, hoặc có thể ôm lệnh với các sàn dạng Market Maker hay nhà cái. Có thể thấy toàn bộ hoạt động của trader từ mở lệnh/đóng lệnh, chốt lời/cắt lỗ hay nạp tiền đều được thực hiện theo 1 chu trình khép kín dựa trên nền tảng đó. Vì thế, sàn forex đóng 1 phần quan trọng liên quan đến chất lượng giao dịch của trader.
Sàn thu phí từ trader thông qua 2 nguồn chính gồm: phí spread hoặc phí hoa hồng. Thường nhà môi giới ngoại hối nào cũng có 2 dạng tài khoản như vậy để cho trader lựa chọn cái phù hợp với họ nhất. Ngoài tiền tệ forex, hiện tại sàn forex đều cung cấp rất nhiều dịch vụ sản phẩm khác nhau như: hàng hóa (đậu tương, ngô, coca, cà phê…), năng lượng (dầu thô, khí gas tự nhiên), kim loại (vàng, bạc, đồng…), tiền điện tử, chứng khoán CFD thậm chí là chỉ số hoặc trái phiếu…
Một sàn forex uy tín phải là sàn chịu sự quản lý từ các các cơ quan tài chính lớn trên thế giới. Phần bên dưới chúng tôi đã giải thích rất kỹ lưỡng tại sao các cơ quan quản lý tài chính uy tín lại là 1 trong những tiêu chí quan trọng nhất để chọn. Hãy đọc kỹ phần đó, và tự chọn cho mình 1 sàn forex phù hợp nhất để giao dịch, bạn nhé.
Chọn mặt gửi vàng vào sàn forex uy tín
Sau một thời gian dài phát triển, chuyển đổi từ giao dịch bản vị vàng sang hệ thống tỷ giá tự do và cuối cùng là giao dịch trực tuyến vào năm 1994, đã giúp forex hay giao dịch ngoại hối thực sự phát triển rộng rãi, cho phép ai cũng có thể tham gia miễn là có mạng internet.
Tuy nhiên, forex có 1 điểm đặc thù chính là trader nhỏ lẻ không được phép giao dịch trực tiếp, mà phải thông qua 1 kênh trung gian, ở đây chính là các broker hay sàn forex. Ngoài ra, tại Việt Nam forex chưa được pháp luật công nhận, nhà nước không cho phép mở sàn, nếu có bất cứ khiếu nại gì xảy ra, sẽ rất khó lòng nhờ sự can thiệp từ các cơ quan có thẩm quyền. Vì lẽ đó, tìm kiếm 1 sàn forex uy tín để mở tài khoản giao dịch là điều vô cùng cần thiết để bạn tự bảo vệ bản thân, tránh những rắc rối gặp phải sau này.
Không những vậy, nhiều trader ít có thói quen đổi sàn forex, trừ phi sàn có quá nhiều vấn đề thì nhà giao dịch mới phải “dọn” đi tìm chỗ mới. Chính vì thế, các sàn forex thường đưa ra những chiêu quảng cáo để thu hút khách hàng, nhất là khách hàng lần đầu mở tài khoản forex nhằm giữ chân trader.
Vậy để tránh mua bực vào người, ảnh hưởng tới tâm lý hay bị mất tiền oan bạn nên bỏ thời gian, tìm hiểu lựa chọn sàn forex uy tín phù hợp với bạn nhất.
Xem thêm : mt4 lừa đảo
Tại sao việc chọn sàn forex lại quan trọng đến như vậy?
Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá sàn forex chính là sàn được cấp phép hay chịu sự quản lý từ các tổ chức uy tín. Những cơ quan này thường có rất nhiều yêu cầu khắt khe (sẽ được chúng tôi nói kỹ lưỡng trong phần sau), sàn bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ tiêu chí đề ra, mới được cấp phép. Nếu không sẽ bị loại ngay từ vòng gửi xe! Việc cấp phép không chỉ giúp sàn forex có “giấy thông hành” hoạt động trong thị trường tài chính, mà đây còn là thang điểm đánh giá độ uy tín của sàn, nhằm thu hút trader tham gia giao dịch.
Điều đáng buồn, giao dịch forex tại Việt Nam chưa được pháp luật công nhận (dù pháp luật không cấm), và sẽ không có 1 cơ quan hay ủy ban tài chính nào đứng ra bảo vệ trader. Khi có sai phạm, sẽ không có bất cứ chế tài xử phạt những sàn forex này. Nên, thị trường Việt Nam vô hình chung trở thành “mỏ vàng” để sàn forex thiếu uy tín “hành nghề” mà không phải chịu bất cứ hình thức xử lý nào.
Phận làm Trader 12 bến nước trong nhờ đục chịu!
Vốn dĩ nơi nào có “mùi” tiền nơi đó sẽ đầy rẫy sự lừa đảo. Vì thế, 1 nơi sử dụng tiền làm sản phẩm, phương tiện giao dịch như forex, thì việc lừa đảo xảy ra như cơm bữa có lẽ cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Nếu chịu khó lướt các forum hay các group Facebook bạn sẽ thấy ngày nào cũng có những cảnh báo về sàn A, sàn B, Sàn C lừa đảo.
Đôi khi, chính kienthucforex khi đọc những post như vậy cũng tự hỏi, tại sao nhiều bạn không chọn sàn forex uy tín giao dịch? Mà lại chọn những sàn thiếu uy tín, để rồi phải lên Facebook than trời! Nhưng trời nào thấu cho các bạn?
Bản thân trader, suy cho cùng, sẽ là người chịu thiệt thòi nhất khi gặp phải tình cảnh như trên. Vì không chỉ mất tiền, các bạn còn tổn hại về mặt tinh thần. Đôi khi mất tiền không cảm thấy tiếc, thay vào đó là cảm giác lừa dối tra tấn tinh thần, khiến chúng ta cảm thấy bứt rứt khó chịu, mà không thể nào làm gì được.
Thông thường, khi có biến cố hay mâu thuẫn xảy ra, con người sẽ sử dụng 2 thể loại luật để áp dụng: 1 là luật pháp và 2 là luật rừng (dù hình thức thức này thực sự không phải là phương án được hoan nghênh). Tuy nhiên, nếu giao dịch forex, thì thành thật chia buồn vì bạn (gần như) không thể áp dụng cả 2 hình thức luật trên!
Với luật pháp: hiện tại Việt Nam dù không xếp forex vào những hình thức cấm kinh doanh nhưng không được pháp luật bảo hộ. Điều này dẫn đến việc bạn chỉ có “kiện củ khoai” khi xảy ra chuyện mà thôi!
Với luật rừng: bạn cũng khó lòng áp dụng được, vì sàn forex nào cũng đều có trụ sở ở nước ngoài. Nên muốn “3 mặt 1 lời” hay sử dụng bất cứ hình thức gì cũng đều vô hiệu hóa. Ngay cả việc lên các group Facebook để tố cáo, vạch mặt, hay nhờ sự tác động từ chính cộng đồng mạng nhằm đòi lại công bằng, trong nhiều trường hợp “được vạ thì má đã xưng,” bản thân các bạn vẫn là người chịu thiệt thòi nhất.
Do đó, khi giao dịch Forex bạn phải biết cách tự BẢO VỆ mình. Và cách thức Bảo Vệ tốt nhất chính là phải đi tìm cho mình 1 sàn forex uy tín để giao dịch.
Các tiêu chí để đánh giá 1 sàn forex uy tín
Thực tế, rất khó để đưa ra tiêu chí cụ thể, bởi điều này không chỉ phụ thuộc vào sàn forex mà còn phụ thuộc vào mục đích giao dịch của từng trader. Nhiều trader yêu thích sàn forex có spread thấp để lướt sóng, nhưng nhiều trader lại thích chọn sàn forex ECN hoặc các loại tài khoản dạng ECN/STP chỉ thu phí hoa hồng (commision) để giao dịch. Trong khi đó, một số trader lại thích các sàn có đòn bẩy thật cao, rút tiền càng nhanh càng tốt… Nên muốn đánh giá sàn forex uy tín hay không còn phụ thuộc vào cách thức giao dịch của từng người, không ai giống ai. Dưới đây là 1 số tiêu chí cơ bản nhất bạn có thể áp dụng, khi muốn tìm sàn forex uy tín giao dịch.
Xem thêm : cách nạp tiền vào exness
Thời gian thành lập và hoạt động của sàn forex
Forex vốn là 1 thị trường vô cùng khắc nghiệt, nhất là càng ngày càng có nhiều sàn mới được thành lập, khiến cho mức độ cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn. Và sàn forex nào có thể giữ vững hoạt động trong 1 thời gian dài, không chịu sự đào thải từ thị trường, cũng là 1 trong các tiêu chí để xem xét và đánh giá mức độ tin cậy của sàn forex đó.
Có giấy phép hoạt động từ những tổ chức tài chính uy tín
Trước khi đi sâu vào tầm quan trọng của việc tìm kiếm sàn forex chịu sự quản lý từ các tổ chức tài chính, đã bao giờ bạn tự hỏi, sàn forex và bạn có mối quan hệ như thế nào chưa?
Không bàn tới mối quan hệ giao dịch trên phương diện khách hàng và nhà môi giới, bản thân sàn forex có thể được xem như là 1 Thủ Quỹ người giữ túi tiền của trader!
Bạn muốn “thủ quỹ” của bạn là người như thế nào? Trung thực, minh bạch hay là 1 kẻ lừa đảo? Hoặc khi muốn rút tiền, nhưng “thủ quỹ” lại tìm mọi lý do không cho rút, hay dùng chính tiền ký quỹ để làm chuyện ngược với lợi ích khách hàng. Bạn muốn có 1 thủ quỹ như thế không?
Câu trả lời tất nhiên là: Không!
Không ai muốn có 1 thủ quỹ suốt ngày chỉ tìm cách đục túi tiền của mình hết!
Vậy, các ủy ban quản lý tài chính có ý nghĩa như thế nào đối với sàn forex. Nhất là trong việc giúp trader tìm ra 1 thủ quỹ không bao giờ tím cách “biển thủ công quỹ”?
Thông thường, để xin giấy phép, sàn forex sẽ phải đáp ứng 1 số điều kiện pháp lý nhất định như:
Quy định về vốn điều lệ, cơ quan tổ chức càng uy tín sẽ càng quy định mức này cao. Ví dụ ASIC sẽ yêu cầu sàn forex phải có tiền vốn ít nhất là 1 triệu đô la Úc; FCA sẽ yêu cầu sàn forex có vốn 1 triệu bảng Anh; với CySEC mức vốn điều lệ tối thiểu sẽ rơi vào khoảng 50.000 USD.
Đây chỉ là số vốn tối thiểu mà cơ quan tài chính yêu cầu để duy trì hoạt động từ sàn forex. Tất nhiên, đây không phải là tất cả, bản thân sàn forex còn phải trải qua nhiều yêu cầu khác trước khi được ủy ban tài chính “để mắt” tới và xét duyệt.
Tiêu biểu như ủy ban tài chính ASIC, trước khi nộp đơn xin xét duyệt, sàn forex bắt buộc phải có giấy phép AFS (Giấy phép Chứng khoán Tài chính Úc) để có thể kinh doanh hợp pháp tại Úc.
Giấy phép AFS này được ASIC dùng để đánh giá khả năng của sàn đối với các dịch vụ tài chính, khả năng giải quyết tranh chấp và tuân thủ pháp luật. Ngoài ra, AFS còn yêu cầu nhà quản lý và nhân viên chủ chốt sàn forex có đủ trình độ về đào tạo, giám sát, quản lý rủi ro và nguồn nhân lực. Đặc biệt, khi có xung đột về quản lý lợi ích, sàn forex phải biết cách dàn xếp, bồi thường cũng như giải quyết tranh chấp 1 cách ổn thỏa. Đây là các tiêu chí cơ bản để AFS cấp phép, sàn forex nào cũng phải có sẵn giấy phép này, trước khi nộp đơn cho ASIC.
Không kể ASIC còn yêu cầu sàn có tính “chính danh” nghĩa là bắt buộc phải có văn phòng, trụ sở, cụ thể như ở đây là được đặt tại Úc. Ngoài ra, phí để đăng ký xin xét duyệt tại ASIC là 50.000 đô la Úc. Chưa cần biết có được ASIC gật đầu hay không, nhưng 1 khi đã xác định nộp đơn tại ASIC thì đồng nghĩa sàn forex nào cũng sẽ mất hơn 1 tỷ vnđ tiền lệ phí xin xét duyệt!
Ngoài những yêu cầu liên quan tới vốn kể trên, tổ chức tài chính còn buộc sàn forex phải đảm bảo quyền lợi cho trader, bằng bảo hiểm dành cho khách hàng. Đề phòng trường hợp khi sàn forex phá sản, trader vẫn hưởng mức đền bù lên đến 50.000 bảng Anh theo luật định từ FCA hoặc 25.000 EUR theo luật của CySEC.
Một số cơ quan tài chính như ASIC còn yêu cầu sàn phải tham gia vào Cơ Quan Khiếu Nại Tài Chính Úc (AFCA) một cơ quan giải quyết tranh chấp độc lập. Trong trường hợp, nếu trader và sàn forex có tranh chấp, không thể đi tới tiếng nói chung, trader có thể liên hệ trực tiếp AFCA để họ đứng ra phân xử và bảo vệ quyền lợi cho bạn. Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về AFCA
Không kể một khi đã chịu sự quản lý từ ủy ban quản lý, thì sàn forex cứ “dăm bữa nửa tháng” lại bị cơ quan tài chính yêu cầu nộp báo cáo để xem xét. Và trong trường hợp phát hiện ra gian lận, sàn không chỉ bị phạt mà còn bị tước giấy phép. Tiêu biểu nhất chính là sàn forex FXCM đã bị ủy ban tài chính CFTC phạt 7 triệu USD, cũng như tước giấy phép hoạt động tại Mỹ.
Như vậy, có thể thấy các cơ quan tài chính đã làm hộ trader 1 việc rất quan trọng chính là kiểm tra “túi tiền”, xem xét sàn forex thực sự đủ tiền, đủ thanh khoản để chi trả khi gặp sự cố hay không.
Một điểm đáng nói, hầu hết sàn forex được cơ quan uy tín cấp phép, đều là những sàn có thâm niên hoạt động trong thị trường tài chính, cũng là yếu tố đầu tiên được chúng tôi đề cập phía trên.
Như bạn thấy, trong nhiều trường hợp, sàn khó lòng xin cấp phép ngay từ những ngày đầu thành lập. Chính vì thế, thời điểm sàn forex có thể sở hữu giấy phép từ cơ quan uy tín, hầu hết đều có thời gian hoạt động từ 8 năm trở lên. Sàn forex sẽ có 1 độ “chín” nhất định, chứ không phải như các sàn non trẻ mới chân ướt chân ráo vào nghề, nên họ rất chuyên nghiệp trong việc xử lý, giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Thậm chí, đôi khi bản thân sàn phải chịu lỗ để bảo vệ uy tín, như Exness từng phải bồi thường cho khách hàng 15 triệu USD trong sự kiện SNB (Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ) đưa ra quyết định hủy bỏ neo tỷ giá vào đồng EUR và thả nổi đồng Franc Thụy Sĩ (CHF), năm 2015.
Và cũng vì các khâu xin cấp phép vô cùng nhiêu khê, lằng nhằng như trên, nên sàn thà hoạt động “chui” còn hơn là xin cấp phép!
Do đó, các sàn forex được cấp giấy phép bởi những tổ chức uy tín hoạt động lâu năm trong thị trường như: CFTC (Hoa Kỳ), NFA (Hoa Kỳ), ASIC (Úc), FCA (vương quốc Anh), BaFIN (Đức), CySEC…sẽ khó lòng “làm bậy,” là bảo chứng tốt nhất để bạn “chọn mặt gửi vàng”.
Ngoài việc cấp giấy phép từ các cơ quan trên, các bạn cũng nên ưu tiên những sàn forex được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do điều kiện để 1 công ty lên sàn chứng khoán sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với việc được cấp phép từ các ủy ban tài chính, điều mà không phải sàn giao dịch forex nào cũng đáp ứng được.
Đặc biệt, khi đã lên sàn, toàn bộ số liệu kinh doanh như lợi nhuận, doanh số, spread (phí chênh lệch) của sàn đều được minh bạch hóa. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể tự đánh giá sàn forex nào có nền tảng tài chính tốt, tỷ lệ spread thực sự là bao nhiêu, trả hoa hồng như thế nào….
Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để tìm hiểu thêm về group tín hiệu forex